Cách những người điều hành có thể dẫn đầu ESG và cải thiện các nỗ lực phát triển bền vững của công ty

Những người điều hành công ty giữ trọng trách đặc biệt trong việc kết hợp các suy tính về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào trong công cuộc kinh doanh của mình. Với khả năng tập trung vào sự phát triển chiến lược và thúc đẩy đổi mới của mình, họ có thể dẫn đầu bằng các sáng kiến bền vững tiên phong. Dưới đây là ba phương thức hành động những người điều hành có thể xem xét cải thiện về sự kết hợp yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tổ chức của họ.

1. Kết hợp ESV vào trong các hoạt động điều hành kinh doanh của bạn

Với sự thay đổi khí hậu đã trở thành một tiêu đề hàng ngày ở nhiều vùng trên thế giới, thì ESG là một vấn đề quan trọng đòi hỏi sự lãnh đạo có tầm nhìn từ phía doanh nghiệp. Để có một quyết định mang tính chất phát triển bền vững, cần phải thực hiện những cân nhắc sau đây.

Cân nhắc về môi trường bao gồm:

  • Giảm thiểu và thích ứng với sự thay đổi khí hậu,
  • Ngăn chặn ô nhiễm môi trường
  • Phát triển nền kinh tế xoay vòng.

Cân nhắc về xã hội bao gồm:

  • Nhân quyền
  • Cơ hội bình đẳng
  • Tính toàn diện
  • Đầu tư vào nguồn nhân lực và cộng đồng

Cân nhắc về phương thức quản trị bao gồm:

  • Cấu trúc quản lý
  • Mối quan hệ với nhân viên
  • Chế độ tiền lương 

Về lâu dài, các doanh nghiệp thực hiện việc phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu sẽ đạt được nhiều lợi ích cho công ty của mình: từ việc tăng cường giá trị thương hiệu đến hấp dẫn các nhân tài có giá trị, tất cả đều để tăng hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng phát triển không ngừng.

Tóm lại, khả năng của những người lãnh đạo doanh nghiệp là đan xen các cân nhắc về yếu tố ESG vào trong các chính sách và văn hóa của công ty thiết lập một nền tảng vững chắc cho sự phát triển có định hướng trong tương lai.

2. Xây dựng chiến lược hiệu quả cho việc phát triển bền vững

Việc đặt nền móng cho sự phát triển bền vững đã tạo ra thử thách chiến lược đặc biệt đối với các nhà điều hành: làm thế nào để có thể đạt được tiết kiệm nguồn dự trữ, hiệu quả và thu hút nhân viên trên những quy mô, giai đoạn và mốc thời gian khác nhau?

Dưới đây là 3 lĩnh vực quản lý kinh doanh quan trọng là ưu tiên hàng đầu khi đặt ra thách thức đặt nền tảng phát triển bền vững đúng đắn.

Thiết kế những hoạt động có tính phát triển bền vững

Với việc áp dụng nhiều tiêu chuẩn mang yếu tố phát triển bền vững trong cấu trúc, kỹ thuật, và điện năng tiêu thụ, tính phát triển bền vững có thể được bố trí vào trong các hoạt động điều hành hàng ngày tại nơi làm việc. Những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể thực hiện một chiến lược trên toàn công ty  để đảm bảo việc mua các thiết bị và tài sản ưu tiên về khía cạnh hiệu suất cao mà vẫn đáp ứng được cái tiêu chuẩn về môi trường.

Nhiều công ty bao gồm cả Fujifilm cũng có các chương trình chứng nhận của học viện ví dụ như Green Value Products
được phát triển dựa trên Bản tự công bố về tiêu chuẩn môi trường ISO14021. Đây là các tiêu chí đánh giá cụ thể và toàn diện việc sử dụng các nguồn tài nguyên trong toàn bộ vòng đời sử dụng.

Tính phát triển bền vững liên quan đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên một cái hợp lý trong suốt vòng đời của sản phẩm. Nó có thể thực thi được theo ba nguyên tắc Rs như giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Mặc dù cách tiếp cận đơn giản này, nhưng bạn có thể tạo ra một sự thay đổi đáng kể trong quy trình làm việc và tư duy của các doanh nghiệp theo hướng nâng cao sự nhận thức về môi trường theo thời gian.

Đối với nhiều doanh nghiệp, tái chế là một phương thức tốt để giới thiệu sự đổi mới về công nghệ xanh. Hệ thống tái chế được tích hợp của chúng tôi với mục đích giảm các ảnh hưởng môi trường của sản phẩm của mình trong suốt vòng đời sử dụng. Điều này dựa trên ý tưởng các sản phẩm được sử dụng là các nguồn tài nguyên có giá trị, không phải là chất thải.

Tạo cảm hứng về tư duy phát triển bền vững cho nhân viên 

Mỗi người lãnh đạo đều phải nhận biết rằng một tầm nhìn lớn cần phải có năng lượng và nổ lực đoàn kết của đội nhóm mới thành công thật sự được trong dài hạn.  Đối với trường hợp phát triển bền vững, thì điều cần thiết là định hình lại văn hóa công ty, như làm sao cho tư tưởng và cách cư xử của nhân viên tạo động lực cho sự thay đổi môi trường xã hội hiệu quả. 

Để thực hiện điều này, người đứng đầu doanh nghiệp có thể xem xét việc triển khai phương thức tiếp cận từ dưới lên trên để nuôi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo của nhân viên nội bộ và hoạch định trí tuệ tập thể cho toàn bộ doanh nghiệp. Ví dụ tổ chức các cuộc hội thảo và các khóa đào tạo nội bộ, nơi mà nhân viên và các đối tác cũng phối hợp thiết kế một nơi làm việc phát triển bền vững hơn trong bối cảnh có những thách thức đối với môi trường kinh doanh hiện nay.

Sự sẵn sàng của công ty cung cấp các điều kiện cần thiết cho sự sáng tạo và năng lực của nhân viên phát triển cũng có thể giúp tăng cường nỗ lực phát triển bền vững của doanh nghiệp mình. Vì vậy, khi các vấn đề liên quan đến đại dịch đã gây ra sự gián đoạn lớn cho các hoạt động doanh nghiệp thường nhật, chúng tôi đã đáp ứng qua sự linh động thay đổi cách thức làm việc. Những thay đổi trong giao tiếp và hình thức làm việc từ xa đã phù hợp với mục tiêu cuối cùng xây dựng “một xã hội phát triển bền vững có sự hài lòng trong công việc.”

Tận dụng sức mạnh của thông tin 

Cuối cùng, khả năng lãnh đạo phát triển bền vững của một doanh nghiệp đòi hỏi tham vọng và đường lối mở rộng các hoạt động nội bộ và văn hóa công ty hướng đến xây dựng sự hợp tác tập trung vào phát triển bền vững với các nhà cung cấp và người tiêu dùng. 

Thông tin là một nguồn tài nguyên quan trọng nhất cho sự thay đổi các cách thức tiêu thụ trong toàn chuỗi cung ứng. Khi được sử dụng một cách có chiến lược, nó sẽ hỗ trợ tạo một môi trường kinh doanh hấp dẫn  về tính khả thi trong việc cân bằng yếu tố cạnh tranh với các mục tiêu môi trường và đạo đức.

Dùng các mục tiêu có thể đo lường được xuyên suốt khuôn khổ mua hàng, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể củng cố sự kết hợp các cân nhắc về ESG trong chuỗi giá trị của công ty. Với thông tin,họ có thể xác định rõ các mảng tăng trưởng để định hướng những cải thiện có tính chiến lược. Ví dụ, Fujifilm khẳng định mua hàng có đạo đức là mảng cần ưu tiên cho sự phát triển bền vững. Điều này bao gồm việc đầu tư vào các mối quan hệ hợp tác toàn diện với mạng lưới các nhà cung cấp toàn cầu thông qua đối thoại thường xuyên, thẩm định, tự kiểm tra và điều khoản giao thức cư xử.

Hỗ trợ cách thức lãnh đạo xanh

Đổi mới doanh nghiệp của mình để đạt được sự phát triển bền vững hơn là một sự đầu tư cho những điều tốt đẹp hơn. Như chúng ta đã thấy, đó cũng là một mục tiêu rõ ràng và có thể đạt được. Kết hợp các hoạt động hàng ngày với các giải pháp thay thế mang tính phát triển bền vững, tạo sự phát triển bền vững thành cam kết của toàn công ty, và tận dụng sức mạnh của thông tin để thực hiện các cư xử phù hợp trên toàn bộ chuỗi cung ứng là những ưu tiên cần thực hiện mà một người lãnh đạo có tầm nhìn cần phải đặt trọng tâm vào. Với tâm huyết và cam kết, bạn có thể đem lại nguồn cảm hứng rất cần thiết để tăng tốc các nổ lực phát triển bền vững của công ty mình cũng như ngoài công ty tạo một tác động tích cực đến ngành và hơn thế nữa.
Tìm hiểu thêm về mục tiêu và tiến trình phát triển bền vững của chúng tôi tại đây.